jump to navigation

2.4- Giải pháp mới cho tình trạng lạm phát 04/02/2010

Posted by nguyencaodung in 2.4. Giải pháp mới cho tình trạng lạm phát.
Tags: , , , , , ,
trackback

2.4- Giải pháp mới cho tình trạng lạm phát:

Theo giải pháp này, chúng ta sẽ chuyển đổi cách thức đưa tiền vào lưu thông từ  trực tiếp nhờ vào Chính phủ sang cách thức trực tiếp nhờ vào các DNTM.

Theo đó, Chính phủ sẽ ngưng việc đưa tiền vào lưu thông, và khối lượng tiền (T) do Chính phủ đã đưa vào lưu thông trước đây do không có được vật bảo đảm giá trị nên sẽ được thu về.  Sau đó việc đưa tiền vào lưu thông sẽ được tiếp tục thực hiện nhờ vào các DNTM. Và để không gây ra những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thì khối lượng tiền (T) trên sẽ được thu dần về sau đó.

1- Trước hết cần xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ của các ngân hàng theo mô hình hệ thống ngân hàng đã nêu để đảm bảo cách thức đưa tiền vào lưu thông được trực tiếp nhờ vào các DNTM.

2- NHTƯ sẽ in tiền và cung cấp cho  NHTM, kế đó NHTM sẽ cung cấp lại cho các DNTM dưới hình thức cho vay và các DNTM phải đảm bảo  trả được nợ vay. Sau đó các DNTM sẽ đưa tiền vào lưu thông thông qua các hoạt động mua bán của mình.

3- NHTM sẽ quản lý và kiểm soát việc đưa tiền vào lưu thông của các DNTM.

Hàng kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu, các DNTM phải nộp cho NHTM các báo cáo sau:

…… xem tiếp

Sách ‘Giải pháp mới cho vấn đề lạm phát’ nay đã được xuất bản, bạn vui lòng tìm xem thêm chi tiết trong sách nhé.

Sách hiện đang có mặt tại hệ thống nhà sách Nguyễn Văn Cừ tại TP.HCM và các tỉnh thành khác trên cả nước. Giá bán: 30.000 đồng.

biasach_giaiphapmoi_chovande_lamphat_2

Đây là một quyển sách hay và giải quyết triệt để bài toán lạm phát, và qua đó tạo ra được một nguồn vốn lưu động gần như không giới hạn cho các doanh nghiệp thương mại.

……

  • Sách xuất bản trên Amazon (phiên bản tiếng Anh)

  • Sách xuất bản trên Amazon (phiên bản tiếng Việt)

Tiền vẫn được đưa thêm vào lưu thông như trên để liên tuc đáp ứng cho nhu cầu cần thêm tiền lưu thông trong nền kinh tế. Đến khi nào khối lượng tiền (T) trên là nhỏ hơn nhiều lần so với tổng khối lượng tiền đã được đưa thêm vào lưu thông thì mối quan hệ Tiền- Hàng lúc này mới gần như đạt được sự cân bằng, lạm phát vẫn còn xảy ra, giá cả hàng hoá vẫn còn tăng lên nhưng ở mức độ nhỏ, ngày càng nhỏ dần và thực tế chúng ta có thể xem như lạm phát được loại trừ.

Và tiền vẫn liên tục được đưa thêm vào lưu thông nhờ vào các DNTM theo phương án a như trên để liên tục đáp ứng nhu cầu cần tiền cho sự hoạt động và phát triển nền kinh tế. Cùng với thời gian, ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế và đối với tất cả chúng ta sẽ không còn. Tiền sẽ được sử dụng như là vật trung gian giúp cho sự trao đổi sản phẩm của mọi người cho nhau trong xã hội được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện, giúp cho sự hoạt động và phát triển nền kinh tế chứ nó không còn là nguyên nhân gây ra những rối loạn  trong nền kinh tế, không gây ra lạm phát.

—————–

Next:

3. KẾT LUẬN

.

—————–

Xem thêm:

Tính khả thi của giải pháp- Tính khả thi của mô hình hệ thống NH 3 cấp

Đồng tiền của bất cứ quốc gia nào cũng đều có thể trở thành một ngoại tệ mạnh

Nguồn tiền để đầu tư, tiêu xài và dòng chu chuyển của tiền tệ trong xã hội

– – Cơ sở của tiền tệ: Tiền giấy bản vị hàng hóa chung và tiền giấy bất khả hoán

Cơ sở pháp lý cho việc đưa tiền vào lưu thông nhờ vào các doanh nghiệp thương mại

.

—————–

Tags: , , , , , ,

.

XEM BÌNH LUẬN- PHẢN HỒI

Bình luận»

1. quyenluctieudung - 17/03/2010

uhm. Bạn phân tích khá chi tiết. Đây là chuyên môn của bạn ah?

nguyencaodung - 18/03/2010

Hihi… cám ơn bạn quyenluctieudung có lời khen khuyến khích động viên. Tôi cũng có khả năng chút chút về toán học đó bạn, mời các bạn cùng góp ý.

2. HOANG THI THIEP - 28/03/2010

TOI THAY BAI VIET NAY CUA BAN RAT CHI TIET DAY DU VA CO SUC THUYET PHUC NGUOI DOC NUA. TOI THAY RAT HAI LONG.

nguyencaodung - 28/03/2010

Cám ơn bạn Hoang Thi Thiep đã phản hồi, đó là những lời động viên thật quý giá và có sức cổ vũ tinh thân to lớn đối với chúng tôi. Thanks

3. the hien - 17/12/2010

Toi dang bat dau hoc ve kinh te,doc bai cua ban toi hieu ngay duoc van de, nhung con vai tro cua nguoi tieu dung de giam lam phat la gi?

nguyencaodung - 18/12/2010

Chào bạn The Hien,
Người tiêu dùng luôn là nạn nhân của lạm phát, trừ khi họ là những người giàu có và/hoặc không quan tâm đến sự tăng lên của giá cả hàng hoá.
Ứng xử với lạm phát, với mong muốn làm giảm lạm phát, ngăn ngừa sự tái diễn đi tái diễn lại nhiều lần của lạm phát, người tiêu dùng có thể thông qua Hội Bảo vệ Người tiêu dùng để tác động vào các đối tượng gây ra lạm phát:
– Kêu gọi/Kiến nghị với Chính phủ (các nước trên thế giới) hãy cố gắng đừng in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài nữa để không gây ra lạm phát để không làm tổn hại đến túi tiền của người tiêu dùng nữa. Suy cho cùng, những đồng tiền đó không phải do sức lao động của Chính phủ làm ra vì vậy Chính phủ không nên sử dụng nó để tiêu xài và cũng không nên cho các tổ chức khác vay để tiêu xài.
Hơn nữa, việc in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài luôn ẩn chứa những nguy cơ gây ra lạm phát, trước sau gì rồi cũng xảy ra lạm phát, gây ra những ức chế và tổn hại đến người tiêu dùng cũng như sự phát triển nền kinh tế. Việc in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài như vậy không thể nào tận dụng và huy động được hết tiềm năng của toàn xã hội để đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
– Kêu gọi/Kiến nghị với Chính phủ (các nước trên thế giới) hãy chú trọng ưu tiên phát triển thương mại, quan tâm, chăm lo đầu ra cho tất cả các loại sản phẩm, hàng hoá mà nền kinh tế sản xuất được, kiểm soát vòng quay của đồng tiền, bình ổn giá cả thị trường. Nguồn vốn (vốn lưu động) để phát triển thương mại sẽ được lấy từ nguồn tiền phát hành của Ngân hàng Nhà nước/Ngân hàng Trung ương. Thương mại phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, qua đó nguồn thu của ngân sách Chính phủ sẽ tăng lên mà vẫn không gây ra lạm phát và/hoặc suy thoái kinh tế.
Nguồn tiền sau khi đã được đưa vào lưu thông từ các DNTM, đó sẽ là nguồn tiền để đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất, bù đắp cho ngân sách, chi tiêu dùng cho tổ chức và cá nhân,… Nguồn tiền đó do luôn có được sự đảm bảo cân đối Tiền- Hàng tại các DNTM nên không gây ra lạm phát, không làm tổn hại đến túi tiền của người tiêu dùng trong xã hội.
Trong giải quyết vấn đề lạm phát, việc vận dụng cân đối Tiền- Hàng chỉ mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để không gây ra lạm phát là không được in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài. Có như vậy chúng ta mới giải quyết được triệt để vấn đề lạm phát, suy thoái và ngăn ngừa được các cuộc khủng hoảng kinh tế.
– Người tiêu dùng cũng cần tích cực gửi tiền vào ngân hàng, mua công trái, trái phiếu để góp phần hạn chế lạm phát.
Thân.

4. Phúc - 04/03/2011

Mô hình của bạn xây dựng còn đơn giản quá, chưa khái quát được hết những đặc trưng của nền kình tế. Bạn có thể xem lại mô hình tính GDP, GNP của kinh tế học hiện đại để nghiên cứu thêm. Những giải pháp bạn đưa ra cũng mang nhiều tính chất chỉ huy của một nên kinh tế phi thị trường.

nguyencaodung - 09/03/2011

Chào bạn Phúc,
Vấn đề cốt lõi của lạm phát không phải là do nhập siêu, xuất siêu, hay do năng lực sản xuất quốc gia yếu kém, vì vậy việc giải quyết vấn đề lạm phát không cần phải phức tạp như mô hình cách tính GDP, GNP.
Vấn đề cốt lõi của lạm phát là do việc cân đối Tiền- Hàng có được đảm bảo hay không, và điều quan trọng là không được in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài (xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất, bù đắp cho ngân sách, chi tiêu dùng cho tổ chức và cá nhân,…).

Giải pháp này đơn giản và hiệu quả, nó đã bao quát được tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, chỉ cần phân chia lại chức năng và chuyên môn hoá hoạt động của các NHTM hiện nay là được. Điều đó sẽ giúp kiểm soát được vòng quay của đồng tiền, luôn tạo ra được sự cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế luôn vận động và phát triển, giúp nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy cung tiền- lạm phát- suy thoái. Nền kinh tế sẽ phát triển nhanh chóng, ổn định và bền vững.
Cám ơn bạn đã phản hồi. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hay cần góp ý trao đổi, xin vui lòng phản hồi cho chúng tôi.
Mong nhận được sự phản hồi và góp ý của các bạn.
Thân.

5. Nguyễn Quốc Huy - 09/03/2011

Tôi đã đọc bài viết của bạn. Về mặt lý thuyết là như vậy, tuy nhiên nếu ta không bơm tiền ra thì nền kinh tế không tăng trưởng được, hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng sẽ không được đầu tư phát triển.

nguyencaodung - 11/03/2011

Chào bạn Nguyễn Quốc Huy,
Tiền vẫn liên tục được bơm ra đưa vào lưu thông, với mục đích là để TIỀN làm chức năng phương tiện trao đổi hàng hoá, qua đó giúp cho sự tăng trưởng và phát triển liên tục của nền kinh tế. Việc nền kinh tế tăng trưởng là hệ quả chứ không phải là mục đích của việc bơm tiền, đưa tiền vào lưu thông.
Tiền phát hành ra chỉ nên được đưa vào lưu thông thông qua kênh cho các DNTM vay, để tiền thực hiện chức năng trao đổi hàng hoá, giúp cho sự mua bán, trao đổi hàng hoá của mọi người trong xã hội.
Không được (lợi dụng) dùng trực tiếp nguồn tiền phát hành để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các công trình công cộng,… Mà phải dùng nguồn tiền gián tiếp (sau khi được các DNTM đưa vào lưu thông) để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng,…để không làm mất sự cân đối Tiền- Hàng, để không gây ra lạm phát, không làm tổn hại đến túi tiền người tiêu dùng trong xã hội.
Nguồn tiền được đưa ra lưu thông từ các DNTM, sẽ luôn cân đối với giá trị hàng hoá hiện có tại các DNTM. Từ đó toàn xã hội (các doanh nghiệp, ngân sách Chính phủ, các tổ chức và cá nhân người lao động,…) sẽ có được nguồn tiền chính đáng (bằng sức lao động của chính mình) để chi tiêu dùng cho tổ chức, cá nhân và gia đình, chi tiêu dùng cho nhu cầu tái sản xuất, phát triển sản xuất, xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các công trình công cộng,… Qua đó nền kinh tế sẽ phát triển và tăng trưởng nhanh chóng mà vẫn không gây ra lạm phát.
Thân.

P/s- Bạn có thể xem thêm mục 2.2.5- Dòng chu chuyển của tiền tệ trong xã hội trong trang web này để hiểu rõ hơn.

6. Nguyễn Quốc Huy - 14/03/2011

Vậy còn các sản phẩm mang giá trị tinh thần thì sao, chả lẽ tất cả đều thương mại hóa thông qua DNTM hay sao?

nguyencaodung - 15/03/2011

Chào bạn Nguyễn Quốc Huy,
Các sản phẩm dịch vụ mang giá trị tinh thần sẽ được thương mại hoá từ nguồn tiền sau khi đã được đưa vào lưu thông từ các DNTM, và nguồn tiền đó sẽ được tái phân phối cho những người tạo ra các sản phẩm dịch vụ đó.
Nguồn tiền được đưa ra lưu thông từ các DNTM, từ đó nguồn tiền sẽ được phân chia, phân phối và đến được với các thành viên trong doanh nghiệp sản xuất và nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Nếu được tiêu xài trong lĩnh vực dịch vụ (có các sản phẩm mang giá trị tinh thần như văn hoá, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, du lịch,…) hoặc các lĩnh vực khác (không phải mua sắm hàng hoá, như chi trả tiền điện, điện thoại, giao thông vận tải, bảo hiểm,…) thì tiền sẽ được tiếp tục lưu thông trong xã hội, và tiền sẽ được tái phân phối cho các thành viên của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đó. Nếu được dùng để mua sắm vật tư hàng hóa, thì tiền sẽ được quay về các DNTM.
Tiền được quay về và thu lại tại các DNTM, nó kết thúc dòng chu chuyển của mình trong xã hội và chuẩn bị cho dòng chu chuyển tiếp theo nhờ vào các hoạt động mua bán không ngừng của các DNTM trong xã hội.
Thân.

7. huong - 28/03/2011

Chao anh. em thay bai viet cua anh rat chi tiet, nhung do la giai phap cho thuc trang lam phat cua nen kinh te Viet Nam. Hien nay dong tien Viet Nam cung mat gia (hay lam phat) rat manh.anh co bien phap gi de han che tinh trang mat gia cua dong tien Viet Nam hay khong? thanks!

nguyencaodung - 02/04/2011

Chào bạn Huong,
Về biện pháp hạn chế tình trạng mất giá của đồng Việt Nam, bạn vui lòng xem thêm bài viết Đồng tiền của bất cứ quốc gia nào cũng đều có thể trở thành một ngoại tệ mạnh trong trang web này nhé.
Thân.


Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: