Ứng xử với lạm phát, người tiêu dùng làm gì để giảm lạm phát 11/05/2011
Posted by nguyencaodung in Phụ lục.Tags: biện pháp ổn đinh tiền tệ, chính sách ổn đinh tiền tệ, giải pháp lạm phát, giải pháp mới cho vấn đề lạm phát, giải pháp mới về lạm phát, kết luận lạm phát
trackback
Phụ lục
Ứng xử với lạm phát, người tiêu dùng làm gì để giảm lạm phát
Người tiêu dùng luôn là nạn nhân của lạm phát, trừ khi họ là những người giàu có và/hoặc không quan tâm đến sự tăng lên của giá cả hàng hoá.
Ứng xử với lạm phát, với mong muốn làm giảm lạm phát, ngăn ngừa sự tái diễn đi tái diễn lại nhiều lần của lạm phát, người tiêu dùng có thể thông qua Hội Bảo vệ Người tiêu dùng để tác động vào các đối tượng gây ra lạm phát:
– Kêu gọi/Kiến nghị với Chính phủ (các nước trên thế giới) hãy cố gắng đừng in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài nữa để không gây ra lạm phát để không làm tổn hại đến túi tiền của người tiêu dùng nữa. Suy cho cùng, những đồng tiền đó không phải do sức lao động của Chính phủ làm ra vì vậy Chính phủ không nên sử dụng nó để tiêu xài và cũng không nên cho các tổ chức khác vay để tiêu xài.
Hơn nữa, việc in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài luôn ẩn chứa những nguy cơ gây ra lạm phát, trước sau gì rồi cũng xảy ra lạm phát, gây ra những ức chế và tổn hại đến người tiêu dùng cũng như sự phát triển nền kinh tế. Việc in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài như vậy không thể nào tận dụng và huy động được hết tiềm năng của toàn xã hội để đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
…… xem tiếp …
Sách ‘Giải pháp mới cho vấn đề lạm phát’ nay đã được xuất bản, bạn vui lòng tìm xem thêm chi tiết trong sách nhé. Sách hiện đang có mặt tại hệ thống nhà sách Nguyễn Văn Cừ tại TP.HCM và các tỉnh thành khác trên cả nước. Giá bán: 30.000 đồng. Đây là một quyển sách hay và giải quyết triệt để bài toán lạm phát, và qua đó tạo ra được một nguồn vốn lưu động gần như không giới hạn cho các doanh nghiệp thương mại. |
……
– Kêu gọi/Kiến nghị với Chính phủ (các nước trên thế giới) hãy chú trọng ưu tiên phát triển thương mại, quan tâm, chăm lo đầu ra cho tất cả các loại sản phẩm, hàng hoá mà nền kinh tế sản xuất được, kiểm soát vòng quay của đồng tiền, bình ổn giá cả thị trường. Nguồn vốn (vốn lưu động) để phát triển thương mại sẽ được lấy từ nguồn tiền phát hành của Ngân hàng Nhà nước/Ngân hàng Trung ương. Thương mại phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, qua đó nguồn thu của ngân sách Chính phủ sẽ tăng lên mà vẫn không gây ra lạm phát và/hoặc suy thoái kinh tế.
Nguồn tiền sau khi đã được đưa vào lưu thông từ các DNTM, đó sẽ là nguồn tiền để đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất, bù đắp cho ngân sách, chi tiêu dùng cho tổ chức và cá nhân,… Nguồn tiền đó do luôn có được sự đảm bảo cân đối Tiền- Hàng tại các DNTM nên không gây ra lạm phát, không làm tổn hại đến túi tiền của người tiêu dùng trong xã hội.
Trong giải quyết vấn đề lạm phát, việc vận dụng cân đối Tiền- Hàng chỉ mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để không gây ra lạm phát là không được in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài. Có như vậy chúng ta mới giải quyết được triệt để vấn đề lạm phát, suy thoái và ngăn ngừa được các cuộc khủng hoảng kinh tế.
– Người tiêu dùng cũng cần tích cực gửi tiền vào ngân hàng, mua công trái, trái phiếu để góp phần hạn chế lạm phát.
——————————
Xem thêm:
– 1.2. Vì sao có lạm phát : Chứng minh và xác định nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát là do việc in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài.
– 2.4. Giải pháp mới cho tình trạng lạm phát : Giải pháp chiến lược dài hạn giải quyết dứt điểm lạm phát.
– Nguồn tiền để đầu tư, tiêu xài và dòng chu chuyển của tiền tệ trong xã hội
– Cơ sở của tiền tệ: Tiền giấy bản vị hàng hóa chung và tiền giấy bất khả hoán
– Cơ sở pháp lý cho việc đưa tiền vào lưu thông nhờ vào các doanh nghiệp thương mại
.
——————————
Tags: biện pháp ổn đinh tiền tệ, chính sách ổn đinh tiền tệ, giải pháp lạm phát, giải pháp mới cho vấn đề lạm phát, giải pháp mới về lạm phát, kết luận lạm phát
.
.
Xin góp ý kiến thế này:
Nếu tiền gửi vào ngân hàng hay công trái được đưa vào đầu tư, mà hoạt động đầu tư không hiệu quả (năng suất không tăng mà còn giảm, tức là một đồng tiền đầu tư đem lại hàng hóa ít hơn trước đây thì cân đối Hàng – Tiền sẽ càng trầm trọng hơn) thì việc làm này của người dân cũng không có ý nghĩa.
Chào bạn Nguyen Quyet,
Cũng có thể là tiền gửi ngân hàng hay công trái được đưa vào đầu tư nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhưng điều quan trọng là nhờ có nguồn tiền gửi ngân hàng hay mua công trái, trái phiếu của người dân mà Chính phủ và xã hội sẽ có nguồn vốn để đầu tư. Nhờ vậy Chính phủ sẽ không cần phải in tiền ra để đầu tư hoặc cho vay để đầu tư. Nhờ đó (không in tiền ra để chi tiêu cho đầu tư) mà không gây ra lạm phát.
Còn việc đầu tư thì có dự án này thành công, dự án khác không thành công. Nhưng nhìn trên tổng thể toàn bộ nền kinh tế thì cái thành công sẽ nhiều hơn cái không thành công. Nhờ vậy nền kinh tế mới phát triển và tiến lên phía trước.
Vì vậy việc gửi tiền vào ngân hàng hay mua công trái, trái phiếu của người dân vẫn luôn có ý nghĩa trong việc góp phần hạn chế lạm phát.
Cám ơn bạn đã phản hồi.
Thân.