jump to navigation

Chống lạm phát và tạo vốn lưu động cho các doanh nghiệp thương mại 22/03/2014

Posted by nguyencaodung in Phụ lục.
Tags: , , , , , , ,
2 comments

Phụ lục

Cơ sở pháp lý:

Chống lạm phát và tạo vốn lưu động cho các doanh nghiệp thương mại

*Cơ sở pháp lý cho việc đưa tiền vào lưu thông nhờ vào các doanh nghiệp thương mại

Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu phát triển mạnh mẽ nhưng lại đang rất thiếu vốn cho nhu cầu phát triển, tiềm lực tài chính bị hạn chế. Tâm trạng các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện đang rất lo lắng khi đến thời điểm các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài được tự do kinh doanh ở Việt Nam. Các đại gia bán lẻ nước ngoài đã đổ bộ vào Việt Nam và lên những kế hoạch “khủng” để thâu tóm thị trường. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không nhanh chân thì với yếu điểm như còn non trẻ, đồng vốn ít ỏi, sẽ bị cạnh tranh gay gắt trên sân nhà.

Nay tôi xin đưa ra một phương án mới (Giải pháp mới cho vấn đề lạm phát) vừa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp thương mại, vừa không gây ra lạm phát.

Phương án này yêu cầu ngành Ngân hàng và ngành Thương mại cần có được sự hợp tác chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình hoạt động và phát triển.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước/ Ngân hàng Trung ương sẽ đưa tiền vào lưu thông thông qua các doanh nghiệp thương mại để đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tiền tệ cho sự hoạt động và phát triển nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp thương mại mua được vật tư, hàng hoá thì tiền được đưa vào lưu thông, và khi các doanh nghiệp thương mại bán được vật tư, hàng hoá thì tiền từ trong lưu thông sẽ được thu về.

Các doanh nghiệp thương mại sẽ vay vốn lưu động từ “nguồn tiền phát hành” của Ngân hàng Nhà nước/ Ngân hàng Trung ương. Các doanh nghiệp thương mại sẽ thế chấp bằng chính vật tư, hàng hoá mà mình mua vào. Các doanh nghiệp thương mại sẽ được vay, sẽ đảm bảo tiền vay bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay của mình.

Ngân hàng Nhà nước/ Ngân hàng Trung ương không trực tiếp cho các doanh nghiệp thương mại vay. Ngân hàng Nhà nước sẽ in tiền và cung cấp cho các ngân hàng thương mại (mới) [dưới hình thức cấp vốn/ tái cấp vốn]. Ngân hàng thương mại (mới) này sẽ cung cấp lại cho các doanh nghiệp thương mại dưới hình thức cho vay. Ngân hàng thương mại (mới) này chỉ đuợc quyền cho các doanh nghiệp thương mại vay để kinh doanh mua bán nội địa trong nước, ngoài ra không được quyền cho bất cứ tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nào khác đuợc vay.

Ngân hàng Nhà nước/ Ngân hàng Trung ương sẽ không đưa tiền vào lưu thông thông qua hoạt động thị trường mở, do tiền được đưa vào lưu thông theo cách thức này không đảm bảo luôn có được vật đối chứng đảm bảo giá trị đồng tiền, nên luôn ẩn chứa nguy cơ gây ra lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước/ Ngân hàng Trung ương cũng không được in tiền ra để cho Chính phủ chi tiêu dưới bất kỳ hình thức nào (bù đắp vào sự thiếu hụt của Ngân sách, chi đầu tư xây dựng cơ bản,…). Do tiền được đưa vào lưu thông theo cách thức này không có được vật đối chứng đảm bảo giá trị đồng tiền, nó làm tăng tổng quỹ thu nhập bằng tiền trong toàn xã hội nhưng tổng khối lượng hàng hoá có trong xã hội vẫn không đổi, vì vậy sẽ gây ra lạm phát, [làm tổn hại đến túi tiền của người tiêu dùng trong xã hội, làm vơi đi những chén cơm, manh áo của những người nghèo khó,…].

Hiện nay có các văn bản pháp luật về đảm bảo tiền vay có thể vận dụng để làm cơ sở pháp lý cho việc đưa tiền vào lưu thông nhờ vào các doanh nghiệp thương mại là:

  • Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999.
  • Thông tư 06/2000/TT-Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định 178.
  • Nghị định số 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178,
  • Thông tư số 07/2003/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước VN ngày 19/5/2003 về hướng dẫn thực hiện một số quy định về đảm bảo tiền vay của các Tổ chức tín dụng theo Nghị định 178 và Nghị định 85 (Thông tư này thay cho Thông tư số 06),
  • Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ cho các Tổ chức tín dụng.
  • Thông tư số 62/2002/TT-BTC ngày 18/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng.
  • Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm (thay thế Nghị định số 178/1999/NĐ-CP và Nghị định số 85/2002/NĐ-CP).
  •  Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

Ngân hàng thương mại (mới) có thể kế thừa các điều kiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của các tổ chức tín dụng hiện nay để cho các doanh nghiệp thương mại vay, qua đó đưa được tiền vào lưu thông và tạo ra được một nguồn vốn lưu động gần như không giới hạn cho các doanh nghiệp thương mại.

Hiện hầu hết các tổ chức tín dụng quy định về điều kiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay như sau:

i) Khách hàng phải có nguồn vốn tự có tham gia vào dự án từ 15% trở lên; có phương án, dự án kinh doanh khả thi, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật;

ii) Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay phải xác định được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng; xác định được giá trị, số lượng và được phép ký quỹ, cầm cố, thế chấp.

Đối với tài sản hình thành từ vốn vay là vật tư hàng hoá, thì ngoài việc có đủ các điều kiện này, đơn vị cho vay phải có khả năng quản lý, giám sát được tài sản bảo dảm;

iii) Đơn vị cho vay có biện pháp thực tế, hữu hiệu bảo đảm quản lý được toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản hình thành từ vốn tự có của khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước/ Ngân hàng Trung ương sẽ in tiền và cung cấp cho các ngân hàng thương mại (mới) [dưới hình thức cấp vốn/ tái cấp vốn]. Ngân hàng thương mại (mới) này sẽ cung cấp lại cho các doanh nghiệp thương mại dưới hình thức cho vay. Nhờ đó, các doanh nghiệp thương mại sẽ có được nguồn vốn (vốn lưu động) gần như không giới han để nhanh chóng phát triển. Ngành thương mại phát triển, đầu ra sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất mới tiêu thụ được. Thương mại phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, qua đó nguồn thu của ngân sách Chính phủ sẽ tăng lên mà vẫn không gây ra lạm phát và/hoặc suy thoái kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước/ Ngân hàng Trung ương đưa tiền vào lưu thông thông qua các doanh nghiệp thương mại, tiền được đưa vào lưu thông luôn có được vật tư, hàng hoá mà các doanh nghiệp thương mại mua vào làm vật đối chứng đảm bảo giá trị đồng tiền. Tổng quỹ thu nhập bằng tiền của toàn xã hội sẽ luôn cân bằng với tổng giá trị khối lượng vật tư, hàng hoá có trên thị trường, vì vậy nền kinh tế sẽ không còn bị tình trạng thừa tiền hay thiếu tiền trong lưu thông. Giá trị đồng tiền sẽ luôn có được vật đối chứng đảm bảo giá trị, vì vậy lạm phát sẽ không xảy ra, qua đó góp phần giữ vững nền an ninh tiền tệ, uy tín của đồng tiền quốc gia.

Ngân hàng Nhà nước/ Ngân hàng Trung ương đưa tiền vào lưu thông thông qua các doanh nghiệp thương mại sẽ giúp tạo ra được một nguồn vốn lưu động gần như không giới hạn cho các doanh nghiệp thương mại, giúp ngành Thương mại thiết lập được một hệ thống mạng lưới thương mại rộng khắp mọi miền đất nước. Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam sẽ có tiền để mua (và trả tiền ngay) cho tất cả các lọai sản phẩm, hàng hóa mà người dân và các doanh nghiệp trong toàn xã hội sản xuất được, miễn rằng những hàng hóa đó là có khả năng bán được, tiêu thụ được trên thị trường. Qua đó sẽ giúp tạo ra được một nguồn thu nhập bằng tiền ổn định cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Các doanh nghiệp và người dân, các tổ chức và Chính phủ,… sẽ đều có được nguồn thu nhập bằng tiền một cách chính đáng để đầu tư, tiêu xài (hoặc cho vay để đầu tư, tiêu xài), chi tiêu cho đầu tư phát triển hoặc tiêu dùng cho cá nhân và gia đình. Từ đó tạo ra sự gia tăng tổng cầu trong nền kinh tế, tạo ra được sự đột phá, sự kích thích mạnh mẽ cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Với việc đưa tiền vào lưu thông trực tiếp nhờ vào các doanh nghiệp thương mại, chúng ta sẽ không còn bận tâm đến việc lạm phát hay suy thoái, chẳng còn bận tâm đến việc thừa tiền hay thiếu tiền trong lưu thông, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước/ Ngân hàng Trung ương chẳng còn phải canh cánh nổi lo lắng rút bớt tiền hay đưa thêm tiền vào lưu thông, chẳng còn phải bận tâm thắt chặt tiền tệ hay nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất hay giảm lãi suất, hút bớt tiền từ lưu thông về hay đưa thêm tiền vào lưu thông để chống lạm phát hay kích cầu chống suy thoái kinh tế,…. Vòng xoáy theo chu kỳ tăng trưởng và suy thoái, lạm phát và suy thoái sẽ không còn xảy ra, nền kinh tế sẽ phát triển ổn định và bền vững.

Tóm lại, Ngân hàng Nhà nước/ Ngân hàng Trung ương đưa tiền vào lưu thông thông qua các doanh nghiệp thương mại (nơi diễn ra hoạt động mua bán, dự trữ và bảo quản hàng hóa cho toàn xã hội) thì chúng ta sẽ giải quyết được bài toán lạm phát và đồng thời tạo ra được vốn lưu động cho các doanh nghiệp thương mại, đáp ứng được nhu cầu cần tiền cho sự hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ nhanh chóng phát triển như bản thân nó có thể mà không còn bị tình trạng lạm phát hay thiểu phát níu kéo nó lại nữa.

N.C.D

———————–

Xem thêm:

Mô hình hệ thống ngân hàng 3 cấp

Giải pháp mới cho tình trang lạm phát

Vì sao có lạm phát

Tính khả thi của giải pháp- Tính khả thi của mô hình hệ thống NH 3 cấp

Nguồn tiền để đầu tư, tiêu xài và dòng chu chuyển của tiền tệ trong xã hội

– Cơ sở của tiền tệ: Tiền giấy bản vị hàng hóa chung và tiền giấy bất khả hoán

Đầu ra sản phẩm cho kinh tế trang trại

.

———————–

Tags: , , , , , , ,

……

Sách ‘Giải pháp mới cho vấn đề lạm phát’ nay đã được xuất bản, bạn vui lòng tìm đọc thêm chi tiết trong sách nhé.

Sách hiện đang có mặt tại hệ thống nhà sách Nguyễn Văn Cừ tại TP.HCM và các tỉnh thành khác trên cả nước. Giá bán: 30.000 đồng.

biasach_giaiphapmoi_chovande_lamphat_2

Đây là một quyển sách hay và giải quyết triệt để bài toán lạm phát, và qua đó tạo ra được một nguồn vốn lưu động gần như không giới hạn cho các doanh nghiệp thương mại.

……

  • Sách xuất bản trên Amazon (phiên bản tiếng Anh)

  • Sách xuất bản trên Amazon (phiên bản tiếng Việt)