Tóm tắt
GIẢI PHÁP MỚI CHO VẤN ĐỀ LẠM PHÁT
Giúp thoát khỏi vòng xoáy cung tiền- lạm phát- suy thoái
——————————————————
TÓM TẮT:
Giải quyết vấn đề lạm phát bằng cách đưa tiền vào lưu thông trực tiếp nhờ vào các doanh nghiệp thương mại để luôn tôn trọng được nguyên tắc: “Tiền chỉ được đưa vào lưu thông khi trong xã hội đã có được vật tư, hàng hóa làm vật đối chứng; và khi vật tư, hàng hóa đó, vật đối chứng đó không còn, đã được bán đi tiêu thụ, thì tiền từ trong lưu thông phải được thu về”. Vì vậy chúng ta sẽ vẫn luôn có được sự cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế luôn vận động và phát triển, lạm phát mặc nhiên sẽ được loại trừ. Chúng ta sẽ thoát khỏi vòng xoáy cung tiền- lạm phát- suy thoái. Giá trị đồng tiền quốc gia sẽ luôn được giữ vững và ổn định.
NỘI DUNG:
- 1. NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT
- 1.1. Tiền tệ (tiền giấy) chỉ là một loại tem phiếu đặc biệt
- 1.2. Vì sao có lạm phát (chứng minh bằng toán học)
- 2. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LẠM PHÁT
- 2.1. Những quan điểm xuất phát
- 2.2. Phương án a: Đưa tiền vào lưu thông nhờ vào các DNTM
- 2.3. Xây dựng mô hình hệ thống ngân hàng để quản lý và kiểm soát việc đưa tiền vào lưu thông theo phương án a
- 2.4. Giải pháp mới cho tình trạng lạm phát
- 3. KẾT LUẬN
- Tài liệu tham khảo
Written by Nguyen Cao Dung
.
Đã đăng tại:
Tủ sách Nghiên Cứu– (08-10-2010)
Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Phát Triển (IDR)- Đại học Kinh tế TPHCM
.
Sách ‘Giải pháp mới cho vấn đề lạm phát’ nay đã được xuất bản, bạn vui lòng tìm đọc thêm chi tiết trong sách nhé.
Sách hiện đang có mặt tại hệ thống nhà sách Nguyễn Văn Cừ tại TP.HCM và các tỉnh thành khác trên cả nước. Giá bán: 30.000 đồng. Đây là một quyển sách hay và giải quyết triệt để bài toán lạm phát, và qua đó tạo ra được một nguồn vốn lưu động gần như không giới hạn cho các doanh nghiệp thương mại. |
.
TÓM TẮT:
Update [17-05-2017]
Giải quyết vấn đề lạm phát bằng cách đưa tiền vào lưu thông trực tiếp nhờ vào các doanh nghiệp thương mại để luôn tôn trọng được nguyên tắc: “Tiền chỉ được đưa vào lưu thông khi trong xã hội đã có được (mua được) vật tư, hàng hóa làm vật đối chứng để đảm bảo giá trị đồng tiền; và khi vật tư, hàng hóa đó, vật đối chứng đó không còn, đã được bán đi tiêu thụ, thì tiền từ trong lưu thông phải được thu về”.
Vì vậy chúng ta sẽ vẫn luôn có được sự cân đối về mặt giá trị giữa Hàng hóa và Tiền tệ trong nền kinh tế luôn vận động và phát triển, lạm phát mặc nhiên sẽ được loại trừ. Chúng ta sẽ thoát khỏi vòng xoáy: cung tiền – lạm phát – suy thoái. Giá trị đồng tiền quốc gia sẽ luôn được giữ vững và ổn định.
Giải pháp này sẽ giúp các nước đang bị lạm phát cao như Venezuela, Zimbabue,… kiểm soát được sự cân đối về mặt giá trị giữa hàng hóa và tiền tệ trong nền kinh tế thị trường của đất nước họ, từ đó sẽ kiểm soát và dần dần sẽ loại trừ được lạm phát.
Giải pháp này cũng có thể giúp các nước muốn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (như Cuba, Bắc Triều tiên, …) sang nền kinh tế thị trường một cách an toàn, hiệu quả, và tránh không gây ra những cú sốc lớn (do giá cả tăng cao) trong nền kinh tế, nhờ vào việc kiểm soát được sự cân đối về mặt giá trị giữa hàng hóa và tiền tệ trong nền kinh tế của đất nước họ.
Giải pháp này sẽ giúp các nước trên thế giới hoàn thiện thêm nền kinh tế thị trường, giúp các nước thoát khỏi vòng xoáy cung tiền- lam phát- suy thoái. Nền kinh tế thị trường của các nước sẽ nhanh chóng phát triển như bản thân nó có thể mà không còn bị tình trạng lạm phát hay thiểu phát níu kéo nó thụt lùi trở lại nữa.
.
Toi khong hieu tai sao Blog anh chi chuyen ve van de lam phat? Anh chuyen nghien cuu ve linh vuc nay?
Chào bạn,
Chào bạn đã ghé thăm, trang blog này chỉ chuyên về vấn đề lạm phát, tôi chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này và đã đề ra một giải pháp hoàn toàn mới để giải quyết triệt để vấn đề lạm phát, và qua đó chúng ta sẽ tạo ra được một nguồn vốn lưu động gần như không giới hạn cho các doanh nghiệp thương mại. Xin giới thiệu cùng các bạn, mong nhận được sự phản hồi và góp ý của các bạn.
Cám ơn bạn.
không phải là dân kinh tế nên không hiểu rõ nếu lượng tiền lớn hơn hàng thì tại sao nó lại dẫn đến lạm phát.nguyên nhân của nó là do đâu?
Chào bạn Viet Truong, bạn chiu khó xem kỹ Chương 1: Nguyên nhân gây ra lạm phát trong trang web này nhé. Thân.
anh oi cho em hoi ti nhe. em da doc roi nhung ma anh chua dua ra duoc nguyen nhan gay ra lam phat o nhung nam gan day, va giai phap de cuu van nen kinh te thi truong ma cac nuoc cung nhu viet nam minh thuc hien??????????
Chào bạn Tran Thanh Hien,
Nguyên nhân lạm phát của những năm gần đây là do hậu quả của những năm trước đây gây ra,
1- Chủ yếu do những năm trước đây Chính phủ (tại Việt nam cũng như các nước khác) đã in tiền ra chi tiêu để bù đắp vào phần thiếu hụt của Ngân sách, và/hoặc do Chính phủ in tiền cho các tổ chức kinh tế khác vay để đầu tư sản xuất, xây dựng cơ bản,… nhưng Chính phủ không có được vật đối chứng để đảm bảo giá trị đồng tiền. Xã hội bán hàng hóa cho Chính phủ và thu được tiền nhưng xã hội lại không có hàng hóa khác để mua, do Chính phủ không có được vật đối chứng tương ứng để đảm bảo giá trị những đồng tiền đó, vì vậy đã tạo áp lực gây ra sự mất cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế, gây ra lạm phát.
Đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra lạm phát trước đây cũng như hiện nay. Các nguyên nhân khác như lạm phát chi phí đẩy, lạm phát cầu kéo, lạm phát do tâm lý,… cũng đều do từ nguyên nhân đó mà ra.
2- Lạm phát ở Việt Nam cũng như ở các nước khác cũng đều do một loại cơ chế trên mà ra, nhưng lạm phát ở những nước khác nhau thì có mức độ, quy mô và thời gian khác nhau. Ở thời điểm này thì có nước có mức độ lạm phát cao, nước khác thì lạm phát thấp. Mỗi nước có đồng tiền khác nhau, giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ với nhau thông qua tỷ giá hối đoái. Vì vậy lạm phát ở nước này có thể chuyển sang nước khác khác thông qua cơ chế tỷ giá hối đoái này. Giá cả ở nước này tăng cũng có thể sẽ làm cho giá cả ở nước khác tăng và ngược lại. Hiện nay thì chúng ta gọi đó là nhập khẩu (hoặc xuất khẩu) lạm phát. Nước này nhập khẩu hàng hóa từ nước có lạm phát (giá cả hàng hóa tăng) thì nhập khẩu luôn lạm phát, nước khác thì xuất khẩu lạm phát.
3- Nguyên nhân sâu xa hơn gây ra lạm phát, theo tôi, có thể là do Chính phủ (cũng như người dân) chưa có được sự hiểu biết tiền tệ (mà chủ yếu là tiền giấy) thực chất là gì, vì vậy đã không biết nên phát hành và sử dụng tiền tệ như thế nào cho đúng, cho hợp lý. Bạn có thể xem thêm mục 1.1- Tiền giấy chỉ là một loại tem phiếu đặc biệt để hiểu rõ hơn.
Về giải pháp lạm phát để cứu vãn nền kinh tế thị trường mà các nước cũng như Việt Nam nên thực hiện:
Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước/Ngân hàng Trung ương là chìa khóa của vấn đề tăng trưởng và lạm phát. Theo tôi, Điểm cốt yếu là: Nếu NHNN có chính sách tiền tệ tăng trưởng tín dụng (in thêm tiền) nhằm để phát triển thương mại, qua đó phát triển được nền kinh tế, thì sẽ không gây ra lạm phát, và sẽ thoát khỏi vòng xoáy cung tiền- lạm phát- suy thoái.
Dĩ nhiên không được in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài.
Việc tăng trưởng tín dụng (in thêm tiền) thông qua việc cho các doanh nghiệp thương mại vay để thực hiện việc mua bán do luôn có được hàng hóa làm vật đối chứng luôn đảm bảo được sự cân đối Tiền- Hàng, có tiền là đảm bảo có hàng hoá để mua, nên không gây ra lạm phát. NHNN sẽ giải quyết được vấn đề vừa tăng trưởng tín dụng đáp ứng cho yêu phát triển nền kinh tế vừa không gây ra lạm phát, và như vậy bài toán lạm phát sẽ được giải quyết. Nền kinh tế sẽ nhanh chóng phát triển như bản thân nó có thể và lạm phát sẽ không còn xảy ra nữa.
Bạn vui lòng xem thêm mục 2.4- Giải pháp mới cho tình trạng lạm phát nhé.
Thân.
Chào tác giả, mình có thắc mắc một chút là theo như tác giả thì muốn kiềm chế lạm phát một trong những biện pháp tác giả đưa ra là nhà nước trực tiếp chuyển tiền cho các doanh nghiệp thương mại dựa trên lượng hàng hóa và lượng dự trữ, nhưng ở Việt Nam ngành kiểm toán kế toán rất kém, nhiều công ty thậm chí còn không có cả kế toán, thế làm sao để biết được chính xác lượng hàng hóa để mà định giá được doanh nghiệp, hai nữa ở Ở Việt Nam đặc biệt là ở quê hàng hóa được sản suất ra và trực tiếp đem đi trao đổi mà chẳng phải chịu khoản thuế nào, thế làm sao định giá được lượng hàng hóa chính xác để mà bổ xung tiền vào, hoặc có làm được thì cũng rất gian nan.
Chào bạn Đăng Linh,
1- Như bạn biết, mục đích của việc đưa tiền vào lưu thông là để giúp cho việc trao đổi sản phẩm hàng hóa của mọi người cho nhau được dễ dàng nhanh chóng và thuận tiện hơn là trao đổi trực tiếp giữa hàng với hàng. Nếu ở quê hàng hóa được sản xuất ra và trực tiếp trao đổi hàng với hàng thì vẫn tốt chứ đâu có sao, nhưng đó chỉ là nền sản xuất nhỏ lẻ thôi.
2- Trong biện pháp kiềm chế lạm phát:
Nhà nước không trực tiếp chuyển tiền cho các DNTM mà NHTƯ sẽ in tiền và cung cấp cho NHTM, kế đó NHTM sẽ chuyển tiền cho các DNTM dưới hình thức cho vay. Để vay được những khoản tiền đó thì DNTM phải đáp ứng được những điều kiện thủ tục quản lý của NH. NHTM phải quản lý và kiểm soát được số tiền cho vay đó. Vì vậy chỉ những DNTM (không phân biệt DN lớn hay nhỏ) đáp ứng được những điều kiện về hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính kế toán rõ ràng minh bạch theo yêu cầu quản lý mới được vay NHTM. Vay NHTM để kinh doanh mua bán sẽ lợi hơn nhiều so với tự bỏ vốn ra để kinh doanh, vì vậy các DN nhỏ sẽ phấn đấu phát triển mạnh lên hoặc liên doanh liên kết, hợp tác với nhau để đáp ứng được các yêu cầu thủ tục và điều kiện cho vay của NH.
Thân.
Chào Anh Dũng
Cho tôi hỏi chút, nếu như có một lượng tiền lớn nằm trong dân (người dân gói tiền để đấy, hoặc mua sắm) thì khi đó mối quan hệ giữa tiền và hàng sẽ thay đổi như thế nào?
Chân thành cám ơn anh.
Chào bạn Bùi Ngọc Tình,
Bạn vui lòng xem mục 2.2- Phương án a: Đưa tiền vào lưu thông nhờ vào các DNTM trong trang web này nhé.
Thân.
Bai viet cua ban rat hay!
Minh muon hoi ban thu thap nhung thong tin va tai lieu nay o dau?
Chào bạn Nguyen Quyet,
Cám ơn bạn đã phản hồi và có lời khen ngợi, bài viết này do tôi tự nghiên cứu từ thực tiễn cuộc sống, suy nghĩ và viết ra đó bạn.
Thân.
Trời ơi, sao dạo trc e k tìm thấy trang này nhỉ, trc em làm chuyên đề tốt nghiệp về lạm phát…hik
Cám ơn bạn For_the_wind_to_blow đã ghé thăm nơi đây và để lại phản hồi, tôi xin chia sẻ những cảm xúc của bạn, chúc bạn học tốt và thành công trong cuộc sống.
Thân.
Tại sao Thế giới không cùng phát hành 1 đồng tiền chung để lưu thông trên toàn cầu.
Chào bạn Ngô Ngọc Nhật Minh,
Đồng tiền và lá cờ tổ quốc là biểu tượng của một quốc gia. Việc các nước khó có thể cùng chung sử dụng 1 loại đồng tiền cũng giống như các nước khó mà cùng chung sử dụng 1 lá cờ làm biểu tượng cho đất nước mình. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi: hoặc là bị thôn tính, khuất phục (cưỡng bức) hoặc là tự nguyện cùng nhau. Trong một thế giới toàn cầu hoá thì việc các nước dần dần cùng thoả thuận sử dụng chung 1 đồng tiền là điều hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng trước mắt hiện nay thì chưa thể được.
Thân.
Tác giả cho tôi hỏi:
1. Không biết trong sách Kinh tế học của Samuelson, mà tác giả làm tài liệu tham khảo, tôi nên đọc phần nào có liên quan bài viết này để hiểu thêm nó?
2. Làm sao NH có thể kiểm soát được các doanh nghiệp sử dụng cho mục đích gì để đảm bảo đối ứng Hàng và Tiền? Chưa kể, giả sử thời điểm t1 giá trị lượng hàng hóa hiện hành là X1, nếu lương tiền T1 dư thừa thì theo các đề xuất của tác giả sẽ rút tiền ra còn thiếu thì bù vào. Nhưng lượng hàng hóa DN sản xuất ra trong tương lai thì theo nhu cầu thị trường, làm sao tác giả biết thời điềm t2 sẽ có giá trị hàng hóa X2 là bao nhiêu? vậy cách làm của tác giả có lẽ chỉ phù hợp kinh tế kế hoạch hóa trước đây; nếu không, NHNN luôn chay theo lam phát hoặc thiển phát chứ sao kiểm soát được chúng?
Chào bạn Pham Quoc,
1- Trong sách Kinh tế học của Samuelson, bạn đọc phần về quy luật OKUN: Để giảm bớt 1% lạm phát thì cần phải giữ mức tỉ lệ thất nghiệp cao hơn tỉ lệ tự nhiên 2% trong một năm. Theo quy luật OKUN, thất nghiệp tăng 2% cao hơn tỉ lệ tự nhiên sẽ có nghĩa tổng sản phẩm quốc dân (TSPQD) thực tế thấp hơn TSPQD tiềm năng là 4%. Như vậy, để giảm 1% lạm phát thì phải chấp nhận tổn thất tương đương 4% TSPQD. (theo PAUL A.SAMUELSON & WILLIAM D.NORHAUS). Phần tham khảo này (chữ in đậm) tôi viết trong phần Kết luận, giải pháp này được đưa ra để giúp cho nền kinh tế không còn bị một sự tốn kém to lớn không đáng có như vậy nữa.
2- Về câu hỏi: Làm sao NH có thể kiểm soát được các doanh nghiệp sử dụng cho mục đích gì để đảm bảo đối ứng Hàng và Tiền? Bạn vui lòng chịu khó xem kỹ mục 2.2- Phương án a: Đưa tiền vào lưu thông nhờ vào các DNTM và mục 2.4- Giải pháp mới cho vấn đề lạm phát trong trang web này nhé, trong các mục đó tôi có nói rõ cách thức NHTM quản lý và kiểm soát việc đưa tiền vào lưu thông nhờ vào các DNTM để luôn đảm bảo đối ứng Hàng và Tiền, kiểm soát được lạm phát.
Bạn cũng lưu ý thêm là NHTM chỉ đuợc quyền cho các DNTM vay kinh doanh mua bán nôi đia, ngoài ra không được quyền cho bất cứ tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nào khác đuợc vay, không cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu, không phục vụ cho ngoại thương. (Vui lòng xem thêm mục 2.3- Xây dựng mô hình hệ thống ngân hàng để quản lý và kiểm soát việc đưa tiền vào lưu thông theo phương án a:).
Thân.
Đúng là tác giả có nói rõ tác giả tham khảo tài liệu của Samuelson cho bài viết này nhưng khi tôi đọc bài viết này tôi chưa nhận ra chổ liên quan tới sách của Samuelson. Nếu theo như trả lới của tác giả thì tôi cũng chưa thấy những nội dung trong sách của Samuelson có liên quan tới bài viết này.
Câu hỏi thứ hai của tôi, sau khi tôi đọc bài viết tôi vẫn chưa trả lời được.
Ngoài ra, hiện nay nền kinh tế nào cũng có hội nhập, có nghĩa là có xuất nhập khẩu, vậy tác giả giải bài toán này như thế nào?
Chưa kể, hệ thống NH còn có khả năng tạo tiền thông qua thanh toán không dùng tiền mặt là các phương tiện chuyển khoản hoặc các loại thẻ, thế thì tính toán lượng tiền cần thiết để lưu thông sẽ như thế nào.
Cuối cùng, người ta cũng có thể thanh toán cho nhau thông qua nhiều loại ngoại tệ, thế thì giải pháp của tác giả làm sao áp dụng được?
Chào bạn Pham Quoc,
Về bài viết của tôi có liên quan đến sách của Samuelson, bạn có thể xem phần trả lời ở câu trên, phần được tô đậm.
Về câu hỏi: Ngoài ra, hiện nay nền kinh tế nào cũng có hội nhập, có nghĩa là có xuất nhập khẩu, vậy tác giả giải bài toán này như thế nào? Tôi giải bài tóan đó bằng cách Xây dựng mô hình hệ thống NH 3 cấp, bạn có thể xem tại đây.
Theo mô hình hệ thống NH 3 cấp này, hệ thống NH này sẽ không còn có khả năng tạo tiền thông qua hệ thống thanh tóan không dùng tiền mặt được nữa, do vòng quay của đồng tiền đã bị kiểm soát, nó không còn được tự do lưu thông tạo thành một hệ thống khép kín để tạo tiền như hệ thống NH trước đây/hiện nay. Dòng tiền về đến các DNTM sẽ được thu giữ lại, sau đó nếu có được vật tư hàng hoá làm vật đối chứng đảm bảo giá trị đồng tiền, thì đồng tiền mới được đưa trở lại vào lưu thông. Nếu không thoả mãn được điều kiện là có vật đối chứng đảm bảo giá trị đồng tiền thì tiền sẽ không được đưa trở lại vào lưu thông.
Trong hệ thống NH 3 cấp này, NHTK & ĐTPT sẽ đảm nhận phần hội nhập kinh tế thế giới và các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến ngoại thương, kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ ngoại hối, tổ chức thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,…
Với mô hình hệ thống NH được xây dựng như vậy tôi tin rằng giải pháp mà chúng tôi đưa là điều hoàn toàn có khả năng thực hiện được.
Cám ơn bạn đã phản hồi. Hy vọng những câu trả lời trên sẽ đáp ứng được những điều chưa rõ của bạn. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hay cần góp ý trao đổi, xin vui lòng phản hồi cho chúng tôi.
Mong nhận được sự phản hồi và góp ý của các bạn.
Thân.
Bổ sung thêm,
Về tính khả thi của giải pháp, bạn vui lòng xem thêm bài viết: Tính khả thi của giải pháp- Tính khả thi của mô hình hệ thống NH 3 cấp trong trang web này nhé.
Thân.
Thưa tác giả
Giải pháp đơn giản vậy tại sao Chính phủ không áp dụng nhỉ, chỉ là thay đổi chức năng chuyên môn hóa của NHTM hiện nay. Em chỉ nghĩ đơn giản là xuất khẩu cả 100 tấn thóc mất bao công sức chỉ đổi được một cái xe mà bên Mỹ người ta chạy ầm ầm thì lấy đâu không lạm phát. Nói nôm na là nhập siêu. Chừng nào mà 10 tấn thóc nhập được 100 chiếc xe thì tự nhiên lạm phát sẽ hết. Em muốn nhấn mạnh năng lực sản xuất quốc nội đủ mạnh để giảm nhập siêu mà thôi hay nói cách khác là tìm cách xuất khẩu lạm phát sang những nước yếu hơn mình chẳng hạn.
Chào bạn Tien Lee,
Vấn đề cốt lõi của lạm phát không phải là do nhập siêu, xuất siêu hay do năng lực sản xuất quốc gia yếu kém. Vấn đề cốt lõi của lạm phát là do việc cân đối Tiền- Hàng có được đảm bảo hay không, và điều quan trọng là không được in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài (xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất, bù đắp cho ngân sách, chi tiêu dùng cho tổ chức và cá nhân,…).
Cần phải dùng nguồn tiền sau khi đã được đưa vào lưu thông từ các DNTM để đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất, bù đắp cho ngân sách, chi tiêu dùng cho tổ chức và cá nhân,… để luôn đảm bảo được sự cân đối Tiền- Hàng, không gây ra lạm phát.
Giải pháp này đơn giản và hiệu quả, chỉ cần phân chia lại chức năng và chuyên môn hoá hoạt động của các NHTM hiện nay là được. Tôi tin rằng giải pháp này sẽ được xem xét, nghiên cứu và áp dụng vào trong thực tế, đem lại lợi ích cho nền kinh tế, cho Chính phủ và cho tất cả mọi người. Vòng xoáy theo chu kỳ tăng trưởng và suy thoái, lạm phát và suy thoái sẽ không còn xảy ra, nền kinh tế sẽ phát triển nhanh chóng, ổn định và bền vững.
Thân.
Bài viết của anh Dũng rất hay!
Em hiện là sinh viên và em cũng rất quan tâm đến vấn đề lạm phát.
Anh cho em hỏi: chúng ta có thể áp dụng thuyết điều tiết vĩ mô của Paul Samuelson ở Việt Nam trong kiềm chế lạm phát được không? Và nếu được thì chúng ta có thể vận dụng như thế nào?
Thân!
Chào bạn Lê Văn Thạnh Vinh,
Trong kiềm chế lạm phát, thuyết điều tiết vĩ mô của Paul Samuelson chỉ có thể áp dụng vào Việt Nam (cũng như các nước khác trên thế giới) trong biện pháp tình thế để kiềm chế lạm phát mà thôi, không thể là biện pháp căn cơ lâu dài để giải quyết vấn đề lạm phát được. Nguyên do tại vì biện pháp đưa tiền vào lưu thông của Paul Samuelson vẫn dựa trên cơ sở mô hình hệ thống ngân hàng 2 cấp, vẫn đưa tiền vào lưu thông chủ yếu bằng cách in tiền ra để tiêu xài hoặc cho vay để tiêu xài, do đó trước sau gì rồi cũng xảy ra lạm phát, đưa tiền vào lưu thông càng nhiều lạm phát càng cao.
Áp dụng thuyết điều tiết vĩ mô của Paul Samuelson, siết chặt tiền tệ sẽ giải quyết được tình thế, kiềm chế được lạm phát trong lúc này nhưng lại xảy ra tình trạng thiếu tiền trong lưu thông (thiếu tính thanh khoản) ngay sau đó, rồi lại phải nới lỏng tiền tệ cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, rồi sau đó lại tiếp tục xảy ra lạm phát, rồi lại phải siết chặt tiền tệ,… Rồi cứ thế đi vào vòng lẩn quẩn như vậy, lạm phát vẫn cứ tái diễn đi tái diễn lại hoài triền miên như thế, lạm phát vẫn cứ song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế mà vẫn không thể nào trị dứt điểm lạm phát được. Paul Samuelson chỉ mới giải quyết được phần ngọn (triệu chứng) của lạm phát chứ chưa giải quyết được phần gốc (nguyên nhân) của lạm phát.
Vì vậy, biện pháp điều tiết kiềm chế lạm phát của Paul Samuelson chỉ là biện pháp tình thế mà thôi, không thể là biện pháp chiến lược lâu dài để giải quyết vấn đề lạm phát.
Thân.
P/s- Bạn có thể Xem thêm mục :
2.4- Giải pháp mới cho tình trạng lạm phát : Giải pháp chiến lược dài hạn giải quyết dứt điểm lạm phát.
em chào anh ạ. em là sinh viên trường ngân hàng. chúng em có làm 1 số vấn đề về lạm phát của việt nam từ 2010 đến nay. thực sự một số phương pháp giải quyết trên em đọc đang thấy hoi khó hiểu. anh nói rõ hơn cho em được không ạ
Chào bạn Nguyễn Thị Thiên Thu,
Trong cách thức phương pháp giải quyết vấn đề lạm phát của chúng tôi, đầu tiên chúng tôi sẽ đưa ra được một phương án chuẩn để đưa tiền vào lưu thông sao cho luôn tạo được sự cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế luôn vận động và phát triển để không gây ra lạm phát. Sau đó căn cứ vào phương án chuẩn đã tìm được, chúng ta sẽ điều chỉnh đưa tình trạng Tiền- Hàng mất cân đối hiện nay trở về trạng thái cân đối theo phương án chuẩn đã nêu để giải quyết dứt điểm tình trạng lạm phát.
Tạo ra được sự cân đối Tiền- Hàng và luôn giữ vững được sự cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế luôn vận động và phát triển, đó là quan điểm xuyên suốt toàn bộ giải pháp của chúng tôi cho vấn đề lạm phát. Tiền- Hàng được cân đối, mối quan hệ kinh tế cân đối quan trọng nhất của nền kinh tế được xác lập, lạm phát sẽ được loại trừ, nền kinh tế sẽ nhanh chóng phát triển như bản thân nó có thể mà không còn bị tình trạng lạm phát hay thiểu phát níu kéo nó lại nữa.
Bạn vui lòng xem thêm mục 2.1- Những quan điểm xuất phát trong việc giải quyết vấn đề lạm phát trong trang web này nhé.
Thân.
a Dũng ơi! chỉ có mỗi một cách này để kiềm chế lạm phát thôi sao?
hjhj, và cách này liệu có khả thi ko a?
Chào bạn Hoaquynhanh,
Trong nền kinh tế thị trường, với việc sử dụng tiền giấy làm vật trung gian trao đổi, theo tôi, thì chỉ có cách thức này mới có thể kiềm chế và giải quyết được triệt để, dứt điểm vấn đề lạm phát. Hơn nữa, cách thức này luôn tạo lập và giữ vững được sự cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế luôn vận động và phát triển, nên nó không những sẽ loại trừ được lạm phát (thừa tiền trong lưu thông) mà còn sẽ loại trừ luôn cho cả thiểu phát (thiếu tiền trong lưu thông). Lạm phát và thiểu phát sẽ không còn thay phiên nhau tái diễn đi tái diễn lại triền miên như trước đây/hiện nay. Nền kinh tế sẽ nhanh chóng phát triển mà không còn bị tình trạng lạm phát hay thiểu phát níu kéo nó lại nữa.
Cách thức này đơn giản và hiệu quả, không có gì khó khăn và hoàn toàn khả thi đối với chúng ta hiện nay. Chúng ta chỉ cần phân tách NHTM (cũ) hiện nay ra thành 2 loại ngân hàng mới với những chức năng mới để chuyên môn hóa sâu hơn một bước trong hoạt động của hệ thống ngân hàng là được. NHTM (mới) sẽ chỉ chuyên về phục vụ cho các DNTM hoạt động trong lĩnh vực thương mại nội địa, mua bán trong nước; còn NHTK & ĐTPT (mới) sẽ phục vụ cho các đối tượng khác còn lại của nền kinh tế cũng như đảm trách phần hội nhập kinh tế thế giới.
Bạn vui lòng xem thêm bài viết Tính khả thi của giải pháp- Tính khả thi của mô hình hệ thống ngân hàng 3 cấp trong trang web này nhé.
Thân.
giảm phát tương đương với việc phải dối diện với rất nhiều hệ lụy …VD tình trạng thất nghiệp tăng, mà hiên nay tỉ lệ thất nghiệp của việt nam đã là rất cao, như thế giảm lạm phát có phải là biện phát tốt nhất không?
Chào bạn Phúc,
Giải pháp giảm lạm phát mà vẫn không gây ra tình trạng thiểu phát (thiếu tiền trong lưu thông), suy thoái và thất nghiệp là giải pháp tốt nhất. Bạn có thể xem giải pháp đó tại mục 2.4- Giải pháp mới cho tình trạng lạm phát.
Thân.
Tác giả có thể giải thích rõ hộ tôi chỗ này được không ạ
Chủ yếu do những năm trước đây Chính phủ (tại Việt nam cũng như các nước khác) đã in tiền ra chi tiêu để bù đắp vào phần thiếu hụt của Ngân sách, và/hoặc do Chính phủ in tiền cho các tổ chức kinh tế khác vay để đầu tư sản xuất, xây dựng cơ bản,… nhưng Chính phủ không có được vật đối chứng để đảm bảo giá trị đồng tiền. Xã hội bán hàng hóa cho Chính phủ và thu được tiền nhưng xã hội lại không có hàng hóa khác để mua, do Chính phủ không có được vật đối chứng tương ứng để đảm bảo giá trị những đồng tiền đó, vì vậy đã tạo áp lực gây ra sự mất cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế, gây ra lạm phát.
Chào bạn Phạm Văn Lộc,
Bạn vui lòng tìm đọc thêm trong bài viết Vì sao có lạm phát trong sách Giải pháp mới cho vấn đề lạm phát nhé.
Do sách đã được phát hành, vì vậy nội dung của một số bài viết trong trang web này sẽ hạn chế đăng chi tiết. Mong các bạn thông cảm và ủng hộ bản quyền tác giả, tìm đọc thêm trong sách nhé.
Sách hiện đang có mặt tại hệ thống nhà sách Nguyễn Văn Cừ tại TP.HCM và các tỉnh thành khác trên cả nước. Giá bán: 30.000 đồng.
Thân.